7.1. Chuyển động trong trường hấp dẫn

1) Chuyển động của vệ tinh quanh Trái Đất

Nếu vệ tinh chuyển động trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất thì lực hấp dẫn của Trái Đất đóng vai trò là lực hướng tâm. Gọi v là vận tốc dài của vệ tinh trên quỹ đạo và h là độ cao của vệ tinh so với mặt đất, ta có:  \( F=m{{a}_{ht}} \) hay  \( G\frac{Mm}{{{\left( R+h \right)}^{2}}}=m\frac{{{v}^{2}}}{R+h} \)

Suy ra:  \( v=\sqrt{G\frac{M}{R+h}} \)    (4.55)

Ở quỹ đạo gần mặt đất, ta có:  \( {{v}_{I}}=\sqrt{G\frac{M}{R}}=\sqrt{gR}\approx 8\text{ }km/s  \)   (4.56)

Vậy, muốn phóng một vệ tinh nhân tạo quanh Trái Đất, ta phải cung cấp cho nó một vận tốc đầu vI = 8 km/s. Giá trị đó được gọi là vận tốc vũ trụ cấp I. Với vận tốc này, vệ tinh sẽ chuyển động trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất (ở độ cao không lớn lắm) với chu kỳ:  \( T=\frac{2\pi \left( R+h \right)}{v}\approx \frac{2\pi R}{\sqrt{gR}}=2\pi \sqrt{\frac{R}{g}}\approx {{1}^{h}}30′ \)   (4.57)

Muốn cho vệ tinh chuyển động trên quỹ đạo xa hơn, ta phải phóng nó với vận tốc  \( v>{{v}_{I}} \) khi đó, quỹ đạo của vệ tinh là elip mà Trái Đất là một trong hai tiêu điểm. Elip này càng dẹt khi vận tốc v đủ lớn, vật có khả năng thoát ra khỏi sức hút của Trái Đất và đi đến Mặt Trăng hoặc các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời. Giá trị v nhỏ nhất để vật thoát khỏi sức hút cùa Trái Đất được gọi là vận tốc vũ trụ cấp II.

Để tính vII, ta áp dụng định luật bảo toàn cơ năng trong trường hấp dẫn của Trái Đất:

 \( \frac{1}{2}mv_{O}^{2}-G\frac{Mm}{R}=\frac{1}{2}mv_{\infty }^{2}-G\frac{Mm}{\infty }=\frac{1}{2}mv_{\infty }^{2}\ge 0 \)

\(\Rightarrow v_{O}^{2}\ge 2G\frac{M}{R}=2gR\Rightarrow {{v}_{O}}\ge \sqrt{2gR}\)    (4.58)

Vậy, vận tốc vũ trụ cấp II là:  \( {{v}_{II}}=\sqrt{2gR}=11\text{ }km/s  \)    (4.59)

Tương tự, nếu vận tốc phóng tàu vũ trụ đủ lớn, nó có thể đi khỏi hệ Mặt Trời. Vận tốc nhỏ nhất để nó thoát khỏi sức hút của Mặt Trời được gọi là vận tốc vũ trụ cấp III. Các kết quả tính toán cho thấy: vIII = 17 km/s.

Nhận Dạy Kèm Vật Lý Đại Cương Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

2) Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất – Hiện tượng thủy triều 

Mặt Trăng ở cách Trái Đất cỡ 3,8.105 km và quay quanh Trái Đất với chu kỳ bằng một tháng âm lịch. Mà Trái Đất lại quay quanh Mặt Trời, nên khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm thẳng hàng thì có hiện tượng nhật thực hoặc nguyệt thực. Ngoài ra, do ảnh hưởng của lực hấp dẫn từ Mặt Trăng nên trên Trái Đất có hiện tượng thủy triều. Vậy tại sao trong một ngày lại có 2 lần con nước lên, xuống? Để trả lời câu hỏi này, ta khảo sát như sau:

Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng nên phần đất và phần nước trên Trái Đất đều thu gia tốc. Xét ở thời điểm t bất kì, gọi  \( \vec{a} \) là gia tốc của phần đất,  \( {{\vec{a}}_{1}} \) là gia tốc của nước ở phần (1) và \( {{\vec{a}}_{2}} \) là gia tốc của nước ở phần (2) so với Mặt Trăng (hình 4.15). Dễ thấy, các vectơ gia tốc này đều hướng về Mặt Trăng và a1 > a > a2. Để biết được con nước lên xuống như thế nào, ta cần tính gia tốc tương đối của nước ở vùng (1) và (2) so với Trái Đất. Áp dụng công thức cộng gia tốc (2.69), ta có:

\({{\vec{a}}_{\text{nước/đất}}}={{\vec{a}}_{\text{nước/Trăng}}}+{{\vec{a}}_{\text{Trăng/đất}}}={{\vec{a}}_{\text{nước/Trăng}}}-{{\vec{a}}_{\text{đất/Trăng}}}\)   (4.60)

+ Đối với nước ở cùng (1), (4.60) có dạng  \( {{\vec{a}}_{r}}={{\vec{a}}_{1}}-\vec{a}\Rightarrow {{a}_{r}}={{a}_{1}}-a>0 \)

Điều này chứng tỏ  \( {{\vec{a}}_{r}} \) hướng về phía Mặt Trăng. Suy ra nước ở vùng (1) bị dâng lên.

+ Đối với nước ở vùng (2), tương tự, ta cũng có:  \( {{\vec{a}}_{r}}={{\vec{a}}_{2}}-\vec{a} \)

Suy ra:  \( {{a}_{r}}={{a}_{2}}-a<0 \), nghĩa là vectơ  \( {{\vec{a}}_{r}} \) hướng xa Mặt Trăng. Vậy nước ở vùng (2) cũng bị dâng lên.

Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó với chu kỳ 24 giờ nên trong một ngày sẽ có 2 lần con nước lên xuống. Tuy nhiên, trên thực tế, thủy triều còn tùy thuộc rất nhiều vào địa hình nên có nơi thủy triều lên xuống ngya2 chỉ có một lần.

3) Các định luật Kepler

Trên cơ sở các số liệu suốt 30 năm quan sát của nhà thiên văn TychoBrahe, Kepler (1571 – 1630) đã rút ra các quy luật chuyển động của các hành tinh quanh Mặt trời. Các quy luật chuyển động của các hành tinh quanh Mặt trời. Các quy luật đó được gọi là các định luật Kepler:

Định luật 1: Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo các quỹ đạo là elip mà Mặt Trời là một trong hai tiêu điểm.

Định luật 2: Bán kính vectơ vạch từ Mặt Trời đến các hành tinh quét được những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.

Như vậy, khi ở gần Mặt Trời, hành tinh sẽ chuyển động nhanh hơn khi ở xa.

Định luật 3: Bình phương chu kỳ quay (quanh Mặt Trời) của các hành tinh tỉ lệ với lập phương bán trục lớn quỹ đạo:  \( {{T}^{2}}=\frac{4{{\pi }^{2}}}{GM}.{{r}^{3}} \)    (4.61)

Các định luật Kepler cũng đúng đối với các vệ tinh chuyển động quanh các hành tinh.

Sau này Newton (1642 – 1720) đã chứng minh các định luật Kepler chỉ là hệ quả của định luật vạn vật hấp dẫn và định luật II của ông mà thôi.


error: Content is protected !!
MENU
Trang Chủ