7.5. Chất phản sắt từ và feri từ

Tương tự như sắt từ, phản sắt từ và feri từ (ferit) là các chất được cấu tạo từ những domen từ, có trật tự từ và từ tính rất mạnh. Nhưng ở phản sắt từ các momen từ nguyên tử có giá trị bằng nhưng định hướng đối song song với nhau từng đôi một nên momen từ tổng cộng của vật luôn luôn bằng không khi không có từ trường ngoài. Còn ở ferit các momen từ cũng đối song song nhưng bù trừ lẫn nhau do đó độ từ hóa toàn phần trong vật luôn khác không. Ta sẽ tìm lời giải đáp cho những hiện tượng này.

1. Chất phản sắt từ

Ở phần trên, trình bày về chất sắt từ, đã đưa ra tích phân trao đổi Jij, đặc trưng cho năng lượng tương tác trao đổi hay xác suất trao đổi giữa các điện tử i và j của hai nguyên tử a và b trong vật thể. Đại lượng này có thể được xác định bằng biểu thức sau:  \( {{J}_{ij}}=\int{\psi _{a}^{*}(i)\psi _{b}^{*}(j)V\psi _{a}^{*}(i)\psi _{b}^{*}(j)d{{q}_{i}}d{{q}_{j}}} \)        (15.55)

Ở đây  \( \psi  và {{\psi }^{*}} \) là các hàm sóng và ánh xạ của nó, V là toán tử năng lượng tương tác giữa hai nguyên tử, q là điện tích của điện tử. Giá trị của Jij có thể dương hoặc âm. Khi Jij > 0 các spin định hướng song song với nhau ( \( {{\overrightarrow{S}}_{i}}\uparrow \uparrow {{\overrightarrow{S}}_{j}} \)), vật liệu là sắt từ. Khi Jij < 0, các spin đối song song ( \( {{\overrightarrow{S}}_{i}}\uparrow \downarrow {{\overrightarrow{S}}_{j}} \)), vật liệu là phản sắt từ.

Tính chất phản sắt từ có ở nhiều vật liệu như các hợp chất MnO, MnS, MnTe, FeF2, FeO, CoO, … các kim loại đất hiếm như Ce, Nd, Sm, Tu, … một số kim loại nhóm chuyển tiếp (nhóm sắt) như Mn, Cr.

Thực nghiệm đã chỉ ra rằng ở các nguyên tố lớp chuyển tiếp có lớp vỏ điện tử d không lấp đầy, tích phân trao đổi phụ thuộc trực tiếp vào tỉ số  \( \frac{a}{d} \), trong đó a là khoảng cách giữa các nguyên tử (hay hằng số mạng tinh thể) còn d là bán kính quỹ đạo lớp trong không lấp đầy.

Trên hình 15.17 mô tả mối quan hệ giữa tích phân trao đổi J và tỉ số  \( \frac{a}{d} \) của các nguyên tố nhóm chuyển tiếp, ta thấy khi  \( \frac{a}{d}>1,5 \) tích phân J có giá trị dương, tương ứng với nó có các chất sắt từ Fe, Co và Ni, với  \( \frac{a}{d}<1,5 \), có J < 0, khi đó Mn, Cr, … là phản sắt từ. Bằng cách nào đó làm tăng hằng số mạng của Mn để  \( \frac{a}{d}>1,5 \) thì Mn có thể trở thành sắt từ. Thực nghiệm chứng tỏ điều này: khi pha vào Mn một lượng nhỏ nitơ sẽ làm tăng hằng số mạng của Mn và nó nhận được tính sắt từ. Nhiều hợp chất khác của Mn như MnCuAl, MnSb, MnBi,… cũng biểu thị đặc tính này.

Trong thực tế người ta có thể sử dụng phổ nhiễu xạ neutron để xác định sự sản xuất của các momen từ phản sắt từ. Hình 15.18 mô tả cấu trúc từ của MnO được xác định bằng phương pháp phổ nhiễu xạ neutron. Sự phân bố trật tự của momen từ như vậy chỉ có ở vùng nhiệt độ thấp hơn một nhiệt độ TN, được gọi là nhiệt độ Néel.

Như vậy có thể nói vật liệu phản sắt từ tạo thành từ hai phân mạng bị từ hóa ngược chiều nhau:  \( {{M}_{A}}=-{{M}_{B}} \)     (15.16)

Các ion từ ở trong các phân mạng này không tương tác trao đổi trực tiếp với nhau mà thông qua một ion thứ 3, chẳng hạn ở MnO các ion từ Mn2+ tách rời nhau bởi ion không từ O2. Một cách tổng quát có thể coi tinh thể phản sắt từ gồm hai phân mạng sắt từ lồng vào nhau, sao cho tất cả các ion lân cận gần nhất của phân mạng thứ nhất là những ion của phân mạng thứ hai và ngược lại. Trong mỗi phân mạng các spin cùng chiều với nhau. Gọi phân mạng 1 có momen từ spin hướng lên trên, phân mạng 2 có momen từ spin hướng xuống dưới, tương ứng với chúng có các tích phân trao đổi trong mỗi phân mạng J11, J22 và giữa các phân mạng với nhau là J12, J21. Ta coi J11 > 0; J22 > 0; J12 < 0; J21 < 0. Vì hai phân mạng tương đương nên J11 = J22 và J12 = J21; đồng thời do hai nút mạng cạnh nhau thuộc hai phân mạng khác nhau nằm gần nhau hơn so với hai nút cạnh nhau thuộc cùng một phân mạng nên giả thiết  \( \left| {{J}_{12}} \right|>{{J}_{11}} \).

Theo lý thuyết trường phân tử Weiss, ta có:

\(\overrightarrow{H}_{w}^{(1)}={{\lambda }_{11}}{{\overrightarrow{M}}_{1}}+{{\lambda }_{12}}{{\overrightarrow{M}}_{2}}\) hay \(\overrightarrow{H}_{w}^{(1)}={{\lambda }_{11}}{{\overrightarrow{M}}_{1}}-\left| {{\lambda }_{12}} \right|{{\overrightarrow{M}}_{2}}\)     (15.57)

Và \(\overrightarrow{H}_{w}^{(2)}={{\lambda }_{21}}{{\overrightarrow{M}}_{1}}+{{\lambda }_{22}}{{\overrightarrow{M}}_{2}}\) hay \(\overrightarrow{H}_{w}^{(2)}=-\left| {{\lambda }_{21}} \right|{{\overrightarrow{M}}_{1}}+{{\lambda }_{22}}{{\overrightarrow{M}}_{2}}\)      (15.58)

Khi có từ trường ngoài H, mỗi phân mạng được từ hóa riêng và có độ từ hóa là:

 \( {{\overrightarrow{M}}_{1}}=\frac{{{C}_{1}}}{T}\left( \overrightarrow{H}+\overrightarrow{H}_{w}^{(1)} \right) \)        (15.59)

 \( {{\overrightarrow{M}}_{2}}=\frac{{{C}_{2}}}{T}\left( \overrightarrow{H}+\overrightarrow{H}_{w}^{(2)} \right) \)        (15.60)

Ở đây C1, C2 là hệ số Curie cho từng phân mạng. Vectơ độ từ hóa cho toàn phần của vật sẽ là: \(\overrightarrow{M}={{\overrightarrow{M}}_{1}}+{{\overrightarrow{M}}_{2}}=\frac{C}{2T}\left[ 2H+\left( {{\lambda }_{11}}-\left| {{\lambda }_{12}} \right| \right)M \right]\)          (15.61)

Trong này:  \( C=2{{C}_{1}}=2{{C}_{2}}=\frac{N{{g}^{2}}\mu _{B}^{2}S(S+1)}{3{{k}_{B}}} \)         (15.62)

Từ (15.61) dễ dàng rút ra biểu thức cho độ cảm từ:  \( \chi =\frac{C}{T+\theta } \)       (15.63) với  \( \theta =\frac{C}{2}\left( \left| {{\lambda }_{12}} \right|-{{\lambda }_{11}} \right) \).

Biểu thức (15.63) được coi như định luật Curie – Weiss cho chất sắt từ ở miền thuận từ (T > TN). Ở nhiệt độ bất kỳ, M1 và M2 thỏa mãn các phương trình: \({{M}_{1}}={{M}_{1}}(0){{B}_{S}}\left[ \frac{g{{\mu }_{B}}S\left( H+H_{w}^{(1)} \right)}{{{k}_{B}}T} \right]\)

\({{M}_{1}}={{M}_{1}}(0){{B}_{S}}\left[ \frac{g{{\mu }_{B}}S\left( H+{{\lambda }_{11}}{{M}_{1}}-\left| {{\lambda }_{12}} \right|{{M}_{2}} \right)}{{{k}_{B}}T} \right]\)        (15.64)

\({{M}_{1}}={{M}_{2}}(0){{B}_{S}}\left[ \frac{g{{\mu }_{B}}S\left( H+H_{w}^{(2)} \right)}{{{k}_{B}}T} \right]={{M}_{2}}(0){{B}_{S}}\left[ \frac{g{{\mu }_{B}}S\left( H+{{\lambda }_{22}}{{M}_{2}}-\left| {{\lambda }_{21}} \right|{{M}_{1}} \right)}{{{k}_{B}}T} \right]\)         (15.65)

Trong đó M1(0), M2(0) là độ từ hóa cực đại của mỗi phân mạng ở 0 K. Giải hệ các phương trình này có thể  xác định được độ từ hóa toàn phần và độ cảm từ như là hàm của nhiệt độ đối với phản sắt từ. Kết quả tính toán cho thấy dáng điệu  \( \chi (T) \) ở T < TN phụ thuộc vào phương của từ trường ngoài đối với phương từ hóa của hai phân mạng (hình 15.20).

Có thể xác định nhiệt độ Neel từ biểu thức sau: \({{T}_{N}}=\frac{C}{2}\left( {{\lambda }_{11}}+\left| {{\lambda }_{12}} \right| \right)=\theta \frac{{{\lambda }_{11}}+\left| {{\lambda }_{12}} \right|}{\left| {{\lambda }_{12}} \right|-{{\lambda }_{11}}}\)      (15.66)

Nhận Dạy Kèm Vật Lý Đại Cương Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

2. Chất feri từ (ferit)

a) Nguồn gốc từ tính của ferit

Ferit là các vật liệu từ oxit. Thành phần của chúng gồm oxit sắt hóa trị 3 kết hợp với một hoặc nhiều oxit kim loại hóa trị 2 khác. Như đã đề cập tới trong bài từ tính của vật liệu, ferit được xem như là chất phản sắt từ mà các momen từ không bù trừ nhau. Điều này có nghĩa là ferit cũng có cấu trúc từ gồm hai phân mạng nhưng hai phân mạng này không tương đương nhau, momen từ của mỗi phân mạng khác nhau nên độ từ hóa toàn phần khác không. Có hai khả năng cơ bản dẫn đến sự bất bù trừ của các momen từ ferit:

+ Thứ nhất là các ion từ của một phân mạng co momen từ khác với momen từ của một phân mạng kia hay momen từ của các ion từ trong cùng một phân mạng có giá trị khác nhau, do ảnh hưởng của tương tác trao đổi trực tiếp.

+ Thứ hai tương tác trao đổi gián tiếp (tương tác siêu trao đổi) giữa hai ion trong cùng một phân mạng được thực hiện qua ion oxy mà khoảng cách từ các ion này đến ion oxy và góc tạo bởi đường nối tâm của các ion từ với tâm của ion oxy là khác nhau (Hình 15.21).

Ở ferit tồn tại cả hai khả năng này, nhưng mức độ biểu hiện khác nhau nên các ferit có từ tính khác nhau. Tuy nhiên tương tác trao đổi gián tiếp có lợi hơn về mặt năng lượng và đóng vai trò quyết định. Dưới đây ta xác lập các biểu thức cho các đại lượng từ tính của ferit theo lý thuyết trường phân tử và lý thuyết Neel. Giả sử mạng tinh thể ferit gồm phân mạng thứ nhất có các spin S1 quay lên, phân mạng thứ hai có các spin S2 quay xuống và S2 < S1, định luật Curie cho từng phân mạng có dạng:

 \( {{\overrightarrow{M}}_{1}}=\frac{{{C}_{1}}}{T}\left( \overrightarrow{H}+\overrightarrow{H}_{w}^{(1)} \right)=\frac{{{C}_{1}}}{T}\left( \overrightarrow{H}+{{\lambda }_{11}}{{\overrightarrow{M}}_{1}}-\left| {{\lambda }_{12}} \right|{{\overrightarrow{M}}_{2}} \right) \)         (15.67)

 \( {{\overrightarrow{M}}_{2}}=\frac{{{C}_{2}}}{T}\left( \overrightarrow{H}+\overrightarrow{H}_{w}^{(2)} \right)=\frac{{{C}_{2}}}{T}\left( \overrightarrow{H}+{{\lambda }_{22}}{{\overrightarrow{M}}_{2}}-\left| {{\lambda }_{21}} \right|{{\overrightarrow{M}}_{1}} \right) \)       (15.68)

Ở đây  \( {{C}_{1}}\ne {{C}_{2}} \) và  \( {{\lambda }_{11}}\ne {{\lambda }_{22}} \) vì hai phân mạng không tương đương nhau. Từ độ toàn phần:

 \( M=\left| {{\overrightarrow{M}}_{1}}+{{\overrightarrow{M}}_{2}} \right|={{M}_{1}}-{{M}_{2}}=\frac{\left( {{C}_{1}}+{{C}_{2}} \right)T-{{C}_{1}}{{C}_{2}}\left( {{\lambda }_{11}}+{{\lambda }_{22}}-2\left| {{\lambda }_{12}} \right| \right)}{\left( T-{{C}_{1}}{{\lambda }_{11}} \right)\left( T-{{C}_{2}}{{\lambda }_{22}} \right)-{{C}_{1}}{{C}_{2}}\lambda _{12}^{2}}H  \)          (15.69)

Từ đây thu được biểu thức nghịch đảo của độ cảm từ:

 \( \frac{1}{\chi }=\frac{T}{C}+\frac{1}{{{\chi }_{0}}}-\frac{\delta }{T-\theta } \)       (15.70)

Trong đó:  \( C={{C}_{1}}+{{C}_{2}} \);  \( \frac{1}{{{\chi }_{0}}}=\frac{1}{{{C}^{2}}}\left( 2{{C}_{1}}{{C}_{2}} \right)\left| {{\lambda }_{12}} \right|-C_{1}^{2}{{\lambda }_{11}}-{{C}_{2}}{{\lambda }_{22}} \);  \( \delta =\frac{{{C}_{1}}{{C}_{2}}{{\left[ {{C}_{1}}\left( {{\lambda }_{11}}+\left| {{\lambda }_{22}} \right| \right)-{{C}_{2}}\left( {{\lambda }_{22}}+\left| {{\lambda }_{12}} \right| \right) \right]}^{2}}}{{{C}^{2}}} \);  \( \theta =\frac{{{C}_{1}}{{C}_{2}}}{C}\left( {{\lambda }_{11}}+{{\lambda }_{22}}+2\left| {{\lambda }_{12}} \right| \right) \)

Từ (15.70) ta thấy  \( \frac{1}{\chi } \) của ferit phụ thuộc nhiệt độ theo quy luật hyperbol (Hình 15.7), trong khi ở sắt từ và phản sắt từ tỷ số này thay đổi tuyến tính theo nhiệt độ.

Từ hệ phương trình (15.67), (15.68) với H = 0 có thể tính được nhiệt độ Curie:

 \( {{T}_{C}}=\frac{1}{2}\left\{ \left( {{C}_{1}}{{\lambda }_{11}}+{{C}_{2}}{{\lambda }_{22}} \right)+{{\left[ {{\left( {{C}_{1}}{{\lambda }_{11}}-{{C}_{2}}{{\lambda }_{22}} \right)}^{2}}+4{{C}_{1}}{{C}_{2}}\lambda _{12}^{2} \right]}^{1/2}} \right\} \)      (15.71)

Biết được M1(0) và M2(0) sẽ xác định được độ từ hóa toàn phần của ferit. Do M1(0) và M2(0) phụ thuộc rất khác nhau vào nhiệt độ, trong ferit cũng tồn tại nhiều dạng thay đổi độ từ hóa toàn phần theo nhiệt độ (hình 15.22). M(T) có thể có cực đại ở nhiệt độ  \( T\ne 0 \) hoặc bằng 0 ở nhiệt độ Tính khử, gọi là nhiệt độ triệt tiêu.

b) Một số ferit thông dụng

Ferit có rất có nhiều loại, được sử dụng hết sức phổ biến và hiệu quả. Một vài loại hay gặp như:

+ Ferit có cấu trúc tinh thể lập phương spinel: loại này có công thức hóa học tổng quát là MeO.Fe2O3, với Me là ion kim loại như Mn2+, Zn2+, Mg2+, Co2+, Ni2+, … Tinh thể của chúng có cấu trúc dạng lập phương spinel (hình 15.23). Các ferit thông dụng nhất thuộc loại này là ferit Mangan-kẽm MnO.ZnO.Fe2O3 và Nickel-Kẽm NiO.ZnO.Fe2O3. Chúng có từ độ lớn, cảm ứng từ dư lớn, độ từ thẩm ban đầu lớn (có thể đạt tới 80000 đơn vị), lực kháng từ nhỏ (khoảng vài chục Oe), điện trở suất rất lớn (cỡ  \( {{10}^{6}}\text{ }\Omega cm  \)), thường được sử dụng làm lõi các cuộn cảm cao tần, …

+ Ferit lục giác: Phổ biến nhất trong số này là các ferit có cấu trúc tinh thể lục giác loại khoáng chất Magnetoplumbite BaO.6Fe2O3 và SrO.6Fe2O3, thường gọi là ferit từ cứng (Hình 15.24). Ô cơ bản của chúng gồm các khối spinel xen kẽ với các khối lục giác. Các ion Ba (hay Sr, Pb, …) thay thế cho một ion oxy và nằm đối xứng qua trục lực giác. Các ion từ Fe3+ chiếm các vị trí tứ diện, bát diện và chóp kép.

Các ferit lục giác Magnetoplumbite có độ từ dư lớn (4-5 kG), lực kháng từ lớn (3 – 4 kOe), tích số năng lượng cực đại lớn ((BH)max = 4-5MG.Oe), điện trở suất lớn ( \( \sim{{10}^{6}}\text{ }\Omega cm  \)) và có tính dị hướng từ lớn, … dùng làm nam châm vĩnh cửu, sử dụng phổ biến làm loa, môtơ DC công suất nhỏ, dụng cụ đo điện, …


error: Content is protected !!
MENU
Trang Chủ