Giả sử có hai mạch điện kín đặt gần nhau, có các dòng điện I1, I2 chạy qua như hình 5.15. Mỗi dòng điện này đều sinh ra từ thông gởi qua diện tích giới hạn bởi dòng điện kia. Do đó, nếu một trong hai dòng điện thay đổi thì từ thông gởi qua cả hai mạch đều xuất hiện các dòng điện cảm ứng. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng hỗ cảm và các dòng điện cảm ứng xuất hiện trong các mạch được gọi là dòng điện hỗ cảm.
Hiện tượng hỗ cảm cũng là một trường hợp riên của hiện tượng cảm ứng điện từ. Do đó suất điện động hỗ cảm cũng được tính theo (5.1). Lập luận tương tư như trong phần hiện tượng tự cảm, người ta cũng chứng minh được rằng, nếu các mạch điện đặt trong môi trường không sắt từ thì suất điện động hỗ cảm xuất hiện trong mạch này sẽ tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện ở mạch kia:
\( {{\xi }_{hc1}}=-\frac{d{{\Phi }_{m1}}}{dt}=-M\frac{d{{I}_{2}}}{dt} \) (5.17)
\( {{\xi }_{hc2}}=-\frac{d{{\Phi }_{m2}}}{dt}=-M\frac{d{{I}_{1}}}{dt} \) (5.18)
Trong đó, \( {{\xi }_{hc1}} \) và \( {{\xi }_{hc2}} \) là suất điện động hỗ cảm xuất hiện trong mạch (1) và mạch (2); \( {{\Phi }_{m1}} \) là từ thông do dòng I2 gởi qua mạch (1); \( {{\Phi }_{m2}} \) là từ thông do dòng I1 gởi qua mạch (2); M là hệ số hỗ cảm giữa hai mạch (1) và (2).
Hiện tượng hỗ cảm có nhiều ứng dụng, một trong những ứng dụng đó là chế tạo máy dò kim loại nằm dưới lòng đất (máy dò bôm, mìn).
Thư Viện Bài Giảng Vật Lý Đại Cương được xây dựng trên WordPress