2.2. Điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng

1. Điều kiện cân bằng

Định lý: Điều kiện cần và đủ để hệ lực phẳng cân bằng là vectơ chính và moment của hệ lực đối với một điểm bất kỳ phải đồng thời bằng 0.

\(\left( {{\overrightarrow{F}}_{1}},{{\overrightarrow{F}}_{2}},…,{{\overrightarrow{F}}_{n}} \right)\sim 0\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & \overrightarrow{{{R}’}}=\sum\limits_{k=1}^{n}{{{\overrightarrow{F}}_{k}}=0} \\  & {{\mathcal{M}}_{O}}=\sum\limits_{k=1}^{n}{{{{\tilde{m}}}_{O}}({{\overrightarrow{F}}_{k}})=0} \\ \end{align} \right. \)         (2.1)

Dựa vào các dạng chuẩn của hệ lực phẳng thì định lý này hiển nhiên.

Nhận Dạy Kèm môn Cơ Học Kỹ Thuật (Cơ học cơ sở) - Engineering Mechanics Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

2. Các phương trình cân bằng

a) Dạng 1: Điều kiện cần và đủ để hệ lực phẳng cân bằng là tổng hình chiếu các lực lên 2 trục tọa độ vuông góc mặt phẳng bằng 0 và tổng moment các lực đối với 1 điểm bất kỳ bằng O.

 \( \left\{ \begin{align}  & \sum\limits_{k=1}^{n}{{{F}_{kx}}}=0 \\  & \sum\limits_{k=1}^{n}{{{F}_{ky}}}=0 \\  & \sum\limits_{k=1}^{n}{{{{\tilde{m}}}_{O}}({{\overrightarrow{F}}_{k}})}=0 \\ \end{align} \right. \)              (2.2)

Hai phương trình đầu tương đương với  \( \overrightarrow{{{R}’}}=0 \); phương trình cuối tương đương  \( {{\mathcal{M}}_{O}}=0 \).

b) Dạng 2: Điều kiện cần và đủ để hệ lực phẳng cân bằng là tổng hợp chất các lực lên một trục nào đó bằng 0 và tổng moment các lực đối với 2 điểm A và B tùy ý triệt tiêu với điều kiện AB không vuông góc trục chiếu lực.

 \( \left\{ \begin{align}  & \sum\limits_{k=1}^{n}{{{F}_{kx}}}=0 \\  & \sum\limits_{k=1}^{n}{{{{\tilde{m}}}_{A}}({{\overrightarrow{F}}_{k}})}=0 \\  & \sum\limits_{k=1}^{n}{{{{\tilde{m}}}_{B}}({{\overrightarrow{F}}_{k}})}=0 \\ \end{align} \right. \) với  \( x\cancel{\bot }AB \)              (2.3)

Chứng minh: (Hình 2.7)

Điều kiện cần suy ra từ (2.1). Ta chứng minh điều kiện đủ: Giả sử (2.3) thỏa mãn, ta chứng minh hệ cân bằng. Giả sử hệ lực không cân bằng, khi đó theo kết luận đạng chuẩn nó chỉ có thể tương đương hoặc ngẫu lực hoặc hợp lực.

Nó không thể tương đương ngẫu lực được vì giả sử  \( {{\mathcal{M}}_{O}}\ne 0 \) thì chuyển hệ về A chẳng hạn, ta có:

 \( {{\mathcal{M}}_{O}}={{\mathcal{M}}_{A}}+{{\tilde{m}}_{O}}(\overrightarrow{{{R}_{A}}})=0\Rightarrow  \) vô lý

Không tương đương hợp lực được vì giả sử  \( \left( {{\overrightarrow{F}}_{1}},{{\overrightarrow{F}}_{2}},…,{{\overrightarrow{F}}_{n}} \right)\sim \overrightarrow{R} \) thì  \( \overrightarrow{R} \) không thể thỏa mãn đồng thời 3 phương trình (2.3).

Vậy, hệ cân bằng.

c) Dạng 3: Điều kiện cần và đủ để hệ lực phẳng cân bằng là tổng moment của các lực ấy lấy với 3 điểm A, B, C không thẳng hàng bằng 0.

 \( \left\{ \begin{align}  & \sum\limits_{k=1}^{n}{{{{\tilde{m}}}_{A}}({{\overrightarrow{F}}_{k}})}=0 \\  & \sum\limits_{k=1}^{n}{{{{\tilde{m}}}_{B}}({{\overrightarrow{F}}_{k}})}=0 \\  & \sum\limits_{k=1}^{n}{{{{\tilde{m}}}_{C}}({{\overrightarrow{F}}_{k}})}=0 \\ \end{align} \right. \) trong đó A, B, C không thẳng hàng.        (2.4)

Chứng minh: Điều kiện cần suy trực tiếp từ (2.1). Ta chứng minh điều kiện đủ. Dùng phương pháp phản chứng: Giả sử hệ lực không cân bằng, như vậy theo kết luận của dạng chuẩn nó còn có thể hoặc thu về ngẫu lực, hoặc thu về một hợp lực. Ngẫu lực không đúng vì nếu tương đương với ngẫu lực thì phải có  \( {{\mathcal{M}}_{O}}\ne 0 \), với phương trình  \( \sum\limits_{k=1}^{n}{{{{\tilde{m}}}_{A}}({{\overrightarrow{F}}_{k}})}=0 \) thì  \( {{\mathcal{M}}_{O}}\ne 0 \) là vô lý. Vậy hệ thu về một hợp lực  \( \overrightarrow{R} \), hợp lực này không thể thỏa mãn đồng thời cả 3 phương trình (2.4) vì A, B, C không thẳng hàng.

Vậy, hệ cân bằng.

Sách Giải Bài Tập Cơ Học Kỹ Thuật!

3. Hệ lực phân bố

Hệ lực phân bố là hệ lực được bố trí trên một đoạn theo một quy luật nhất định gọi là hàm phân bố.

Xét trên đoạn MN dọc theo trục x có hệ lực phân bố với hàm phân bố f(x). Ta cần xác định hợp lực của nó và điểm đặt của hợp lực này (Hình 2.14).

 \( R=\sum{f(x).\Delta x}=\int\limits_{0}^{a}{f(x)dx} \)

Áp dụng định lý Varignon:  \( -Rd=-\sum{f(x).x.\Delta x}=-\int\limits_{0}^{a}{f(x).xdx} \)

 \( \Rightarrow d=\frac{\int\limits_{0}^{a}{f(x).xdx}}{\int\limits_{0}^{a}{f(x)dx}} \)

+ Trường hợp hệ lực phân bố đều:  \( f(x)=q=const \) (Hình 2.15)

 \( R=\int\limits_{0}^{a}{qdx}=\left. q.x \right|_{0}^{a}=q.a \)

 \( d=\frac{\int\limits_{0}^{a}{q.xdx}}{R}=\frac{\left. q.\frac{{{x}^{2}}}{2} \right|_{0}^{a}}{q.a}=\frac{a}{2} \)

+ Trường hợp hệ lực phân bố tuyến tính:  \( f(x)=\frac{q.x}{a} \) (Hình 2.16)

 \( R=\int\limits_{0}^{a}{\frac{qx}{a}dx}=\frac{q}{a}.\left. \frac{{{x}^{2}}}{2} \right|_{0}^{a}=\frac{qa}{2} \)

 \( d=\frac{\int\limits_{0}^{a}{\frac{qx}{a}xdx}}{R}=\frac{\frac{q}{a}.\left. \frac{{{x}^{3}}}{3} \right|_{0}^{a}}{\frac{qa}{2}}=\frac{2a}{3} \)

Các bài viết cùng chủ đề!

Các Sách Giải Bài Tập - Đề Thi do Trung tâm phát hành!


error: Content is protected !!
MENU
Trang Chủ