Lực \( \overrightarrow{F} \) đặt tại A tương đương với lực \( \overrightarrow{{{F}’}} \) song song và bằng nó đặt tại O và thêm vào ngẫu lực có moment bằng moment của lực \( \overrightarrow{F} \) lấy đối với điểm O.
\( \overrightarrow{F}\sim \overrightarrow{{{F}’}} \) và \( {{\vec{m}}_{O}}(\overrightarrow{F})\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3.6) \)
Nhận xét: \( {{\vec{m}}_{O}}(\overrightarrow{F})\bot \overrightarrow{{{F}’}} \). Từ đó ta suy ra điều ngược lại: Lực \( \overrightarrow{{{F}’}} \) và \( {{\vec{m}}_{O}}(\overrightarrow{F}) \) vuông góc với nhau sẽ tìm được 1 điểm A để dời song song chúng về A chỉ còn tương đương với \( \overrightarrow{F} \) (Hình 3.3).
Cho hệ lực không gian \( \left( {{\overrightarrow{F}}_{1}},{{\overrightarrow{F}}_{2}},…,{{\overrightarrow{F}}_{n}} \right) \). Lấy 1 điểm O bất kì gọi là tâm thu gọn, dời lần lượt song song các lực về O, ta được:
\( \overrightarrow{{{F}_{1}}}\sim \overrightarrow{{{{{F}’}}_{1}}} \) và \( {{\vec{m}}_{1}}={{\vec{m}}_{O}}({{\overrightarrow{F}}_{1}}) \)
\( \overrightarrow{{{F}_{2}}}\sim \overrightarrow{{{{{F}’}}_{2}}} \) và \( {{\vec{m}}_{2}}={{\vec{m}}_{O}}({{\overrightarrow{F}}_{2}}) \)
…………………….
\( \overrightarrow{{{F}_{n}}}\sim \overrightarrow{{{{{F}’}}_{n}}} \) và \( {{\vec{m}}_{n}}={{\vec{m}}_{O}}({{\overrightarrow{F}}_{n}}) \)
Vậy suy ra: \( \left( {{\overrightarrow{F}}_{1}},{{\overrightarrow{F}}_{2}},…,{{\overrightarrow{F}}_{n}} \right)\sim \left( {{\overrightarrow{{{F}’}}}_{1}},{{\overrightarrow{{{F}’}}}_{2}},…,{{\overrightarrow{{{F}’}}}_{n}} \right) \) và \( \left( {{{\vec{m}}}_{1}},{{{\vec{m}}}_{2}},…,{{{\vec{m}}}_{n}} \right) \).
Hệ \( \left( {{\overrightarrow{{{F}’}}}_{1}},{{\overrightarrow{{{F}’}}}_{2}},…,{{\overrightarrow{{{F}’}}}_{n}} \right) \) có hợp lực là \( \overrightarrow{{{R}’}}=\sum\limits_{k=1}^{n}{\overrightarrow{{{F}_{k}}}} \).
Còn \( \left( {{{\vec{m}}}_{1}},{{{\vec{m}}}_{2}},…,{{{\vec{m}}}_{n}} \right) \) tương đương với vectơ moment chính \( {{\overrightarrow{\mathcal{M}}}_{O}}=\sum\limits_{k=1}^{n}{{{{\vec{m}}}_{O}}({{\overrightarrow{F}}_{k}})} \).
Thu gọn hệ lực không gian về tâm thu gọn O, ta được một hệ lực bằng vectơ chính \( \overrightarrow{{{R}’}} \) của hệ và ngẫu lực bằng moment chính của hệ đối với tâm O.
(1) \( \overrightarrow{{{R}’}}=0;\,\,{{\overrightarrow{\mathcal{M}}}_{O}}=0\to \) Hệ lực cân bằng.
(2) \( \overrightarrow{{{R}’}}=0;\,\,{{\overrightarrow{\mathcal{M}}}_{O}}\ne 0\to \) Hệ lực tương đương với ngẫu lực.
(3) \( \overrightarrow{{{R}’}}\ne 0;\,\,{{\overrightarrow{\mathcal{M}}}_{O}}=0\to \) Hệ lực tương đướng với hợp lực đặt tại O.
(4) \( \overrightarrow{{{R}’}}\ne 0;\,\,{{\overrightarrow{\mathcal{M}}}_{O}}\ne 0;\,\,\overrightarrow{{{R}’}}\bot {{\overrightarrow{\mathcal{M}}}_{O}}\to \) Hệ lực tương đương với hợp lực đặt tại \( {{O}_{1}}\ne O \).
(5) \( \overrightarrow{{{R}’}}\ne 0;\,\,{{\overrightarrow{\mathcal{M}}}_{O}}\ne 0;\,\,\overrightarrow{{{R}’}}\parallel {{\overrightarrow{\mathcal{M}}}_{O}}\to \) Hệ lực thu về một hệ xoắn đặt tại O.
(6) \( \overrightarrow{{{R}’}}\ne 0;\,\,{{\overrightarrow{\mathcal{M}}}_{O}}\ne 0;\,\,\left( \overrightarrow{{{R}’}},{{\overrightarrow{\mathcal{M}}}_{O}} \right)=\alpha \ne 0 \) và \( \frac{\pi }{2}\to \) Hệ lực thu về một hệ xoắn đặt tại \( {{O}_{2}}\ne O \).
Trường hợp hệ lực không gian có hệ lực, moment của hợp lực đối với 1 điểm bất kì bằng tổng moment các lực thành phần đối với điểm đó.
\( {{\vec{m}}_{A}}(\overrightarrow{R})=\sum\limits_{k=1}^{n}{{{{\vec{m}}}_{A}}({{\overrightarrow{F}}_{k}})}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3.7) \)
Thư Viện Bài Giảng Vật Lý Đại Cương được xây dựng trên WordPress