Vật rắn đặt trên mặt đất chịu lực hút của Trái Đất, lực này gọi là trọng lực của vật (trọng lực \( \overrightarrow{P} \)). Nếu ta chia vật thành rất nhiều phần tử nhỏ gộp lại, mỗi phần tử thứ k chịu trọng lực \( {{\overrightarrow{P}}_{k}} \) và ta có hệ lực song song cùng chiều \( \left( {{\overrightarrow{P}}_{1}},{{\overrightarrow{P}}_{2}},…,{{\overrightarrow{P}}_{n}} \right) \). Theo định lí trên, hệ trọng lực này có hợp lực đặt tại một điểm C gọi là trọng tâm của vật rắn, được xác định như sau: \({{\vec{r}}_{C}}=\frac{\sum\limits_{k=1}^{n}{{{F}_{k}}{{{\vec{r}}}_{k}}}}{P}\,\,\,\,\,\,(4.2)\), với \(P=\sum\limits_{k=1}^{n}{{{\overrightarrow{F}}_{k}}}\).
Hoặc ở dạng tọa độ: \( {{x}_{C}}=\frac{\sum\limits_{k=1}^{n}{{{x}_{k}}{{F}_{k}}}}{P};\,\,{{y}_{C}}=\frac{\sum\limits_{k=1}^{n}{{{y}_{k}}{{F}_{k}}}}{P};\,\,{{z}_{C}}=\frac{\sum\limits_{k=1}^{n}{{{z}_{k}}{{F}_{k}}}}{P}\,\,\,\,\,\,\,\,(4.3) \)
Vậy, trọng tâm của vật rắn là một điểm hình học, có thể nằm trong vật, có thể nằm ngoài vật (ví dụ: hình vành khăn, …)
a) Vật đồng chất là vật mà trọng lượng tỉ lệ với thể tích: \( P=\gamma V;\,\,{{P}_{k}}=\gamma {{V}_{k}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4.4) \)
Trong đó: \( \gamma \) là trọng lượng của một đơn vị thể tích (thường được gọi là trọng lượng riêng).
Thay (4.4) vào (4.2) và (4.3), ta được: \( {{\vec{r}}_{C}}=\frac{\sum\limits_{k=1}^{n}{{{V}_{k}}{{{\vec{r}}}_{k}}}}{V}\,\,\,\,\,\,\,\,(4.5) \), với \( V=\sum\limits_{k=1}^{n}{{{V}_{k}}} \).
Hay ở dạng tọa độ: \( {{x}_{C}}=\frac{\sum\limits_{k=1}^{n}{{{x}_{k}}{{V}_{k}}}}{V};\,\,{{y}_{C}}=\frac{\sum\limits_{k=1}^{n}{{{y}_{k}}{{V}_{k}}}}{V};\,\,{{z}_{C}}=\frac{\sum\limits_{k=1}^{n}{{{z}_{k}}{{V}_{k}}}}{V}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4.6) \)
+ Trường hợp vật là hình phẳng, ta có: \( P=\rho S;\,\,{{P}_{k}}=\rho {{S}_{k}} \) và ta có công thức tính tọa độ trọng tâm tương tự:
\( {{x}_{C}}=\frac{\sum\limits_{k=1}^{n}{{{x}_{k}}{{S}_{k}}}}{S};\,\,{{y}_{C}}=\frac{\sum\limits_{k=1}^{n}{{{y}_{k}}{{S}_{k}}}}{S}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4.7) \)
Hoặc tọa độ trọng tâm của một đường cong đồng chất:
\( {{x}_{C}}=\frac{\sum\limits_{k=1}^{n}{{{x}_{k}}{{L}_{k}}}}{L};\,\,{{y}_{C}}=\frac{\sum\limits_{k=1}^{n}{{{y}_{k}}{{L}_{k}}}}{L};\,\,{{z}_{C}}=\frac{\sum\limits_{k=1}^{n}{{{z}_{k}}{{L}_{k}}}}{L}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4.8) \)
a) Phương pháp đối xứng: Nếu vật đồng chất có mặt hau trục đối xứng thì trọng tâm vật ấy nằm trên mặt hay trục ấy (Hình 4.2).
+ Phương pháp phân chia: Nếu vật được chia thành một số phần mà trọng tâm mỗi phần biết, ta sẽ tính trọng tâm theo các công thức (4.6), (4.7) hoặc (4.8).
Ví dụ 1. Xác định trọng tâm hình phẳng ABCDEF đồng chất (Hình 4.3a) với các kích thước được cho trên hình.
Lời giải:
Ta thấy có thể chia hình ABCDEF thành 2 hình chữ nhật:
Hình chữ nhật I: ABB’F có diện tích \( {{S}_{1}}=5\cdot 2=10 \) và tọa độ trọng tâm là \( {{C}_{1}}(2,5;1) \).
Hình chữ nhật II: B’CDE có diện tích \( {{S}_{2}}=2\cdot 5=10 \) tọa độ tâm là \( {{C}_{2}}(6;2,5) \).
Áp dụng (4.7), ta có: \( \left\{ \begin{align} & {{x}_{c}}=\frac{{{x}_{{{C}_{1}}}}{{S}_{1}}+{{x}_{{{C}_{2}}}}{{S}_{2}}}{{{S}_{1}}+{{S}_{2}}}=\frac{2,5\cdot 10+6\cdot 10}{10+10}=4,25 \\ & {{y}_{C}}=\frac{{{y}_{{{C}_{1}}}}{{S}_{1}}+{{y}_{{{C}_{2}}}}{{S}_{2}}}{{{S}_{1}}+{{S}_{2}}}=\frac{1\cdot 10+2,5\cdot 10}{10+10}=1,75 \\ \end{align} \right. \).
+ Phương pháp khối lượng âm: Áp dụng phương pháp này để tính trọng tâm những hình phẳng có phần khuyết mà trọng tâm hình và phần khuyết đã biết.
Ví dụ 2. Xác định trọng tâm tấm hình tròn bán kính R và có lỗ khuyết là hình tròn bán kính r, biết \( {{C}_{1}}{{C}_{2}}=a \). Thay số: \( R=20\,cm,\,\,r=7\,cm,\,\,a=12\,cm \).
Lời giải:
Do tính đối xứng, ta biết trọng tâm hình có lỗ khuyết nằm trên trục x (tức \( {{y}_{C}}=0 \)), ta chỉ cần tìm \( {{x}_{C}} \).
Áp dụng công thức (4.7), ta có:
\( {{x}_{C}}=\frac{{{x}_{{{C}_{1}}}}{{S}_{1}}-{{x}_{{{C}_{2}}}}{{S}_{2}}}{{{S}_{1}}-{{S}_{2}}}=\frac{0\cdot \pi {{R}^{2}}-a\cdot \pi {{r}^{2}}}{\pi {{R}^{2}}-\pi {{r}^{2}}}=-\frac{{{r}^{2}}}{{{R}^{2}}-{{r}^{2}}}a \).
Thay số \( {{x}_{C}}=-\frac{{{7}^{2}}}{{{20}^{2}}-{{7}^{2}}}\cdot 12=-1,675\,cm \).
+ Phương pháp tích phân: Các công thức từ \( (4.2)\to (4.8) \) có được là chia vật rắn thành các phần tử nhỏ, thực chất là các tổng tích phân. Chúng càng chính xác nếu cho qua giới hạn, khi đó các công thức trên có dạng:
\({{\vec{r}}_{C}}=\frac{1}{P}\int\limits_{V}{\vec{r}dP}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4.9)\)
Hay \( {{x}_{C}}=\frac{1}{P}\int\limits_{V}{xdP};\,\,{{y}_{C}}=\frac{1}{P}\int\limits_{V}{ydP};\,\,{{z}_{C}}=\frac{1}{P}\int\limits_{V}{zdP}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4.10) \)
– Trường hợp vật khối: \({{\vec{r}}_{C}}=\frac{1}{V}\int\limits_{V}{\vec{r}dV}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4.11)\)
Hay: \( {{x}_{C}}=\frac{1}{V}\int\limits_{V}{xdV};\,\,{{y}_{C}}=\frac{1}{V}\int\limits_{V}{ydV};\,\,{{z}_{C}}=\frac{1}{V}\int\limits_{V}{zdV}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4.12) \)
– Trường hợp vật là hình phẳng: \({{\vec{r}}_{C}}=\frac{1}{S}\int\limits_{S}{\vec{r}dS}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4.13)\)
Hay: \( {{x}_{C}}=\frac{1}{S}\int\limits_{S}{xdS};\,\,{{y}_{C}}=\frac{1}{S}\int\limits_{S}{ydS};\,\,{{z}_{C}}=\frac{1}{S}\int\limits_{S}{zdS}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4.14) \)
– Trường hợp vật là đường cong: \({{\vec{r}}_{C}}=\frac{1}{L}\int\limits_{L}{\vec{r}dL}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4.15)\)
Hay: \( {{x}_{C}}=\frac{1}{L}\int\limits_{L}{xdL};\,\,{{y}_{C}}=\frac{1}{L}\int\limits_{L}{ydL};\,\,{{z}_{C}}=\frac{1}{L}\int\limits_{L}{zdL}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4.16) \)
Ví dụ 3. Xác định trọng tâm cung tròn đồng chất AB có bán kính R và \( \widehat{AOB}=2\alpha \) (Hình 4.5).
Lời giải:
Chọn trục Ox chia đôi cung, do tính đối xứng nên trọng tâm nằm trên trục Ox, tức \( {{y}_{C}}=0 \); ta chỉ cần tìm \( {{x}_{C}} \). Chia cung AB thành vô số phần tử nhỏ: \( MM’=dL \).
Áp dụng (4.16), ta có: \( {{x}_{C}}=\frac{1}{L}\int\limits_{L}{xdL} \), với \( x=R\cdot \cos \varphi ;\,\,dL=R\cdot d\varphi \) .
\( {{x}_{C}}=\frac{1}{2R\alpha }\int\limits_{-\alpha }^{\alpha }{R\cdot \cos \varphi \cdot Rd\varphi }=\frac{{{R}^{2}}}{2R\alpha }\int\limits_{-\alpha }^{\alpha }{\cos \varphi d\varphi }=\left. \frac{R}{2\alpha }\sin \varphi \right|_{-\alpha }^{\alpha }=\frac{R}{2\alpha }\cdot 2\sin \alpha =\frac{\sin \alpha }{\alpha }R \).
a) Định lí Guyndanh 1
Diện tích S sinh ra bởi đường cong phẳng (C) quay quanh trục đồng phẳng \( \Delta \) nhưng không cắt nó được xác định bởi công thức: \( S=2\pi Ld\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4.17) \)
Trong đó: L là độ dài đường cong (C), d là khoảng cách từ trọng tâm đường cong (C) đến trục \( \Delta \) .
Chứng minh: Trong mặt phẳng chứa đường cong (C) và trục \( \Delta \), ta chọn trục Ox vuông góc với trục \( \Delta \). Chia đường cong thành vô số phần tử \( dL \) (Hình 4.6).
Theo công thức (4.16), ta có: \( d={{x}_{G}}=\frac{1}{L}\int\limits_{L}{xdL}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1) \)
Mặt khác, diện tích khối tròn xoay sinh ra khi đường cong (C) quay quanh trục \( \Delta \):
\( S=\int{dS}=\int\limits_{L}{2\pi xdL}\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2) \)
Kết hợp (1) và (2), ta có: \( S=2\pi Ld \).
b) Định lí Guyndanh 2
Thể tích V sinh ra bởi tâm phẳng khi quay quanh trục đồng phẳng \( \Delta \) và không cắt nó được xác định bởi công thức: \( V=2\pi d\cdot S\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4.18) \)
Trong đó: S là diện tích hình phẳng, d là khoảng cách từ trọng tâm hình phẳng đến trục \( \Delta \).
Chứng minh: Tương tự như trên, ta chia tấm phẳng thành vô số phần từ dS (Hình 4.7).
Theo công thức (4.14), ta có: \( d={{x}_{G}}=\frac{1}{S}\int\limits_{S}{xdS}\,\,\,\,\,\,\,\,(3) \)
Mặt khác, thể tích V được tính từ: \( V=\int{dV}=\int\limits_{S}{2\pi xdS}=2\pi \int\limits_{S}{xdS}\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4) \)
Kết hợp (3) và (4), ta được: \( V=2\pi d\cdot S \).
c) Áp dụng định lí Guyndanh để tìm trọng tâm
Ví dụ 4. Xác định trọng tâm \( \frac{1}{2} \) đường tròn bán kính R (Hình 4.8).
Lời giải:
Ta quay \( \frac{1}{2} \) đường tròn quanh trục đi qua bán kính, nó sẽ tạo ra mặt cầu bán kính R. Theo công thức Guyndanh 1, diện tích mặt cầu: \( S=2\pi Ld \).
Trong đó: d là tọa độ trọng tâm nửa đường tròn; \( S=4\pi {{R}^{2}} \) là diện tích mặt cầu; \( L=\pi R \) là chiều dài \( \frac{1}{2} \) đường tròn.
Vậy \( {{x}_{C}}=d=\frac{S}{2\pi L}=\frac{4\pi {{R}^{2}}}{2\pi \cdot \pi R}=\frac{2R}{\pi } \).
d) Áp dụng định lí Guyndanh để tính diện tích thể tích
Ví dụ 5. Tìm thể tích của khối hình xuyến sinh ra bởi tấm tròn tâm A, bán kính r quay quanh trục đồng phẳng \( \Delta \) , cách A một đoạn R (với \( R>r \)) (Hình 4.9).
Lời giải:
Áp dụng công thức Guyndanh 2: \( V=2\pi d\cdot S \) với d trong bài toàn này bằng R, \( S=\pi {{r}^{2}} \).
Thay vào ta được: \( V=2\pi \cdot R\cdot \pi {{r}^{2}}=2{{\pi }^{2}}R{{r}^{2}} \).
Trong quá trình đăng tải bài giảng lên website sẽ không tránh khỏi việc sai sót nên để xem nhiều bài tập có lời giải chi tiết và nhiều bài toán hay hơn nữa, kính mời bạn đọc hãy mua Sách Giải Bài Tập Cơ Học Kỹ Thuật để được xem đầy đủ và chính xác nhất!
Thư Viện Bài Giảng Vật Lý Đại Cương được xây dựng trên WordPress