Vectơ chính \( \overrightarrow{{{R}’}} \) của hệ lực không gian là vectơ tổng bằng tổng các vectơ thành phần.
\( \overrightarrow{{{R}’}}=\sum\limits_{k=1}^{n}{{{\overrightarrow{F}}_{k}}}\,\,\,\,\,\,\,\,(3.1) \)
a) Vectơ moment của lực đối với 1 điểm
Vectơ moment của lực \( \overrightarrow{F} \) đối với điểm O, được kí hiệu \( {{\vec{m}}_{O}}(\overrightarrow{F}) \) là vectơ có (Hình 3.1):
– Phương: vuông góc với mặt phẳng qua O và chứa \( \overrightarrow{F} \).
– Chiều: nhìn từ đầu mút xuống thấy \( \overrightarrow{F} \) quay ngược chiều kim đồng hồ quanh O.
– Trị số: \( F\cdot d \) (với d là cánh tay đòn, là khoảng cách từ O đến đường tác dụng của \( \overrightarrow{F} \)).
+ Nhận xét:
– Trị số của vectơ moment lực \( \overrightarrow{F} \) đối với điểm O bằng 2 lần diện tích tam giác OAB.
– Nếu đưa vào vectơ \( \overrightarrow{OA}=\vec{r} \) là vectơ định vị điểm đặt lực \( \overrightarrow{F} \) đối với O thì ta có: \( {{\vec{m}}_{O}}(\overrightarrow{F})=\vec{r}\times \overrightarrow{F}\,\,\,\,\,\,\,(3.2) \)
b) Moment của lực đối với 1 trục
Moment của lực \( \overrightarrow{F} \) đối với trục \( \Delta \) , kí hiệu \( {{\tilde{m}}_{\Delta }}(\overrightarrow{F}) \) là moment đại số của lực \( \overrightarrow{{{F}’}} \) đối với điểm O, trong đó \( \overrightarrow{{{F}’}} \) là hình chiếu của \( \overrightarrow{F} \) lên mặt phẳng \( \pi \) vuông góc với trục \( \Delta \) , còn O là giao điểm của \( \pi \) với trục \( \Delta \) (Hình 3.2).
\( {{\tilde{m}}_{\Delta }}(\overrightarrow{F})={{\tilde{m}}_{O}}(\overrightarrow{{{F}’}})=\pm {F}’\cdot {d}’\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3.3) \)
Nhận xét: Khi \( \overrightarrow{F} \) cắt hay song song với trục \( \Delta \) ( \( \overrightarrow{F} \) và \( \Delta \) đồng phẳng) thì: \( {{\tilde{m}}_{\Delta }}(\overrightarrow{F})=0 \).
c) Định lí liên hệ giữa moment của lực đối với một điểm và với 1 trục
Định lí: Moment của lực \( \overrightarrow{F} \) đối với trục \( \Delta \) bằng hình chiếu lên trục ấy của vectơ moment của lực \( \overrightarrow{F} \) đối với điểm O nằm trên \( \Delta \) .
\( {{\tilde{m}}_{\Delta }}(\overrightarrow{F})=h{{c}_{\Delta }}{{\tilde{m}}_{O}}(\overrightarrow{F})\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3.4) \), với \( O\in \Delta \)
Chứng minh:
Chọn trục z trùng với trục \( \Delta \) và mặt phẳng tọa độ Oxy trùng với mặt phẳng \( \pi \).
Gọi \( {A}’ \) là hình chiếu của điểm đặt A của lực \( \overrightarrow{F} \) trên mặt phẳng Oxy. Nếu A có các tọa độ (x,y,z) thì \( {A}’ \) có các tọa độ là (x,y,0).
Từ định nghĩa moment của lực đối với một trục đối với một trục, ta có:
\( {{\tilde{m}}_{\Delta }}(\overrightarrow{F})={{\vec{m}}_{O}}(\overrightarrow{{{F}’}})=h{{c}_{Oz}}\left[ {{{\vec{m}}}_{O}}(\overrightarrow{{{F}’}}) \right]\,\,\,\,\,\,\,(1) \)
Dựa vào biểu thức vectơ moment của lực đối với một điểm, ta viết:
\( {{\vec{m}}_{O}}(\overrightarrow{{{F}’}})=\vec{\rho }\wedge \overrightarrow{{{F}’}}=\left[ \begin{matrix} \overrightarrow{i} & \overrightarrow{j} & {\vec{k}} \\ x & y & 0 \\ {{F}_{x}} & {{F}_{y}} & 0 \\\end{matrix} \right] \), trong đó: \( \vec{\rho }=\overrightarrow{O{A}’} \).
Từ đó ta dễ dàng tính được: \( h{{c}_{Oz}}\left[ {{{\vec{m}}}_{O}}(\overrightarrow{{{F}’}}) \right]=x{{F}_{y}}-y{{F}_{x}} \).
Mà \( h{{c}_{Oz}}\left[ {{{\vec{m}}}_{O}}(\overrightarrow{F}) \right]=x{{F}_{y}}-y{{F}_{x}} \) nên \( h{{c}_{Oz}}\left[ {{{\vec{m}}}_{O}}(\overrightarrow{{{F}’}}) \right]=h{{c}_{Oz}}\left[ {{{\vec{m}}}_{O}}(\overrightarrow{F}) \right]\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2) \)
Từ (1) và (2), ta có: \( {{\tilde{m}}_{\Delta }}(\overrightarrow{F})=h{{c}_{Oz}}\left[ {{{\vec{m}}}_{O}}(\overrightarrow{{{F}’}}) \right]=h{{c}_{Oz}}\left[ {{{\vec{m}}}_{O}}(\overrightarrow{F}) \right] \) (đpcm)
d) Vectơ moment chính của hệ lực không gian đối với điểm O
Kí hiệu \( \overrightarrow{{{\mathcal{M}}_{O}}} \) là một vectơ bằng tổng hình học các vectơ moment của các lực lấy với điểm O đó.
\( \overrightarrow{{{\mathcal{M}}_{O}}}=\sum\limits_{k=1}^{n}{{{{\vec{m}}}_{O}}(\overrightarrow{{{F}_{k}}})}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3.5) \)
Trong quá trình đăng tải bài giảng lên website sẽ không tránh khỏi việc sai sót nên để xem nhiều bài tập có lời giải chi tiết và nhiều bài toán hay hơn nữa, kính mời bạn đọc hãy mua Sách Giải Bài Tập Cơ Học Kỹ Thuật để được xem đầy đủ và chính xác nhất!
Thư Viện Bài Giảng Vật Lý Đại Cương được xây dựng trên WordPress